Mối được biết đến là loài côn trùng chuyên ẩn náu và hoạt động theo đàn. Hiện nay, trên thế giới, ước tính có đến hơn 200 loài mối khác nhau, trong đó, chỉ tính riêng tại Việt Nam, mối đất cánh đen và mối nhà vẫn phổ biến hơn cả.
Mỗi nhóm cá thể trong một tộc đoàn mối thực hiện một nhiệm vụ, chức năng riêng biệt mà chúng ta hay gọi là thành phần đẳng cấp.
Các đẳng cấp cơ bản trong một tộc đoàn mối gồm có:
1. Mối cánh
Mối cánh chính là những cá thể sinh sản thành thục, chúng cặp đôi sau khi bay phân đàn để tạo thành các tổ mối mới, độc lập với quần tộc cũ.
2. Mối lính
Thường không đông; được phân hóa từ mối thợ; có nhiệm vụ bảo vệ đàn, đánh đuổi kẻ thù và canh gác tổ. Mỗi lính có cặp hàm trên rất phát triển. Thâm chí có con còn có tuyến dịch hàm tiết ra chất nhũ trắng, có thể phun ra khi đánh nhau để làm mê kẻ thù. Bên cạnh đó, hai bên miệng mối lính có các giác quan rất phát triển. Mối thợ phải cho mối lính ăn khi cần.
3. Mối thợ
Đặc điểm đặc trưng của mối thợ đó là: Các chi phát triển, cơ thể khá nhỏ bé. Trong đàn mối, mối thợ chiếm số lượng rất đông, có thể tới 80%. Chúng chuyên phụ trách các công việc như: Hút nước; chuyển trứng; nuôi mối con; làm đường; xây tổ; kiếm thức ăn và chế biến thức ăn…
Khi xây tổ, mối thợ sẽ sử dụng bùn và đồ ăn gia công kỹ lưỡng để tạo thành chất dính. Tổ mối chính và tổ mối phụ là nơi để tập đoàn mối sinh sống và hoạt động.
4. Mối vua và mối chúa
Nhiệm vụ của mối vua và mối chúa là sinh sản. Thông thường sẽ có một mối Vua và một mối Chúa ở mỗi tộc đoàn mối. Tuy nhiên cũng không hiếm trường hợp ngoại lệ có đến vài mối mua và mối múa trong một tộc đoàn mối. Mối Hậu có bộ phận sinh dục phát triển; cơ thể dài từ 12 cm đến 15 cm; bụng to và đầu nhỏ. Nó có thể sống tới 10 n.ăm. Lúc ban đầu thường đẻ trứng khá ít, sau này, khi bộ phận sinh dục trường thành (sau 4 năm đến 5 năm), chúng có thể đẻ ra 8 nghìn trứng đến 10 nghìn trứng mỗi ngày.
Một tập đoàn mối tồn tại dựa trên sự phối hợp thực hiện các chức năng một cách tự giác và hoàn hảo của các đẳng cấp. Chúng luôn bảo đảm cho sự cân bằng về năng lượng, dinh dưỡng, vi khí hậu trong tổ, đảm bảo duy trì nòi giống, chống lại kẻ thù. Cũng chính vì vậy mà loài mối được xem là côn trùng xã hội.