Mọt do Đa số côn trùng biến thái hoàn toàn (trừ mối): Trứng (hình tròn, bầu dục) – Sâu non (miệng nhai, đầu phát triển không có chân bụng) – Nhộng (đa số là loài nhộng trần) – Sâu trưởng thành.
Thuộc nhóm côn trùng bộ Cánh cứng ( Coleoptera ) đục phá gỗ khô hoặc gỗ tươi, gây thiệt hại lớn cho lâm sản. Hai loài phổ biến hại gỗ khô, đục phá bàn ghế, giường tủ, khuôn cửa,…thuộc họ Mọt phấn ( Lyctidae ).
Mọt Lyctus brunneus Steph : thường hại đồ gỗ làm bằng gỗ trám, gỗ vạng, gỗ dán. Sâu trưởng thành dài 3 – 4mm, màu nâu, thân hẹp, không có lông; râu dài hình dùi đục, có 11 đốt; cánh cứng màu vàng, có 6 hàng chấm giữa mỗi cánh. Hàng năm chúng bay xa vào khoảng tháng 3 đến tháng 8 và đẻ trứng trên vật gỗ khô. Đường hang của sâu non không có hướng nhất định và chứa đầy bột gỗ mịn. Chúng thường tập trung ăn gỗ dác. Gỗ bị mọt nhìn bên ngoài còn giữ một lớp gỗ mỏng nhưng bên trong đã bị đục ruỗng. Đường mọt đục chứa đầy phân mọt.
Mọt Lyctolyon SP: thường phá hại đồ gỗ làm bằng lim xẹt và gỗ tạp khác. Thân màu nâu sẫm, phủ lông trắng hình dùi đục; mắt kép to hơi lồi. Cánh cứng, màu nâu đậm có 6 hàng lông. Ưa đục vào gỗ dác, lấy bột gỗ làm thức ăn, ít đục vào lõi.
Có 3 loài mọt thường phá hại gỗ tươi: mọt Diapus và mọt Platypus cavus, thuộc họ Mọt chân dẹt ( Platypodidae ), thường phá hại gỗ tươi thuộc các loài cây trám, vạng, ràng ràng, sau sau…; mọt Xyleborus SP. thuộc họ Mọt Ipidae , thân dài 5mm, màu vàng nâu, đầu bị lưng ngực phát triển che lấp, nhìn từ trên xuống không thấy đầu. Các hang mọt chứa đầy nấm mốc. Sâu non, sâu trưởng thành, nhộng…ở trong cùng 1 hang, cửa hang được che bằng màng phân mọt, màu đen.
Quý khách hàng có nhu cầu Phòng chống mọt, diệt mọt hại gỗ xin vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn các giải pháp miễn phí.