Mối là một loại côn trùng xã hội đa hình thái. Do sự chuyển hóa về chức năng, mối phân hóa thành các dạng khác nhau về hình dạng và cấu tạo cơ thể: mối vua, mối chúa, mối cánh, mối lính, mối thợ trong cùng một đàn. Mối sinh sản là các dạng mối có khả năng sinh sản như mối cánh trưởng thành, mối chúa, mối vua. Mối vô sinh là các dạng không có khả năng sinh sản hoặc cơ quan sinh dục đã bị tiêu giảm như mối lính, mối thợ.
Xem thêm: Địa chỉ diệt mối tại nhà | Hướng dẫn diệt mối tận gốc hiệu quả
Nội dung chính
Có bao nhiêu loại mối?
Một đàn mối thường có các đẳng cấp cơ bản sau:
– Mối thợ chiếm khoảng 85% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ kiếm ăn, chế biến thức ăn, xây dựng tổ, chăm sóc con non và các cá thể khác trong đàn (trong tiếng Anh là worker – công nhân). Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm.
– Mối lính chiếm khoảng 10% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ đánh đuổi kẻ thù bảo vệ đàn (trong tiếng Anh là soldier – lính). Các cá thể này có hệ sinh sản tiêu giảm.
– Mối vua chúa làm nhiệm vụ sinh sản ra các cá thể khác trong đàn, Mỗi đàn có 1 hoặc 1 vài mối vua, 1 vài mối chúa (trong tiếng Anh là king và queen – vua và hoàng hậu). Các cá thể này có hệ sinh sản r ất ph át tri ển.
– Mối cánh chiếm khoảng 5% số cá thể trong đàn, chuyên làm nhiệm vụ xây dựng các tổ mối mới (trong tiếng Anh là imago– mối trưởng thành). Các cá thể này có hệ sinh sản phát triển.
Sự tồn tại của đàn mối dựa trên sự thực hiện các chức năng một cách tự giác của t ừng đ ẳng cấp. Đảm bảo cho sự cân bằng về dinh dưỡng, năng lượng, vi khí hậu phù hợp, chống lại được kẻ thù, đảm bảo duy trì nòi giống. Tổ chức của một đàn mối cũng được phân công nh ư m ột x ã hội nguyên thuỷ của con người vậy.
Những nơi nào có thể bị mối gây hại
Mối là nhóm côn trùng ưa nhiệt, chúng chỉ có ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới. Việt nam nằm hoàn toàn trong vùng phân bố của mối do đó suốt từ Bắc đến Nam vùng nào cũng có mối, mối có mặt cả vùng nông thôn đến thành thị. Riêng ở các vùng núi mối có thể có mặt trên những đỉnh núi cao trên 1700m. Nói như vậy, hầu như tất cả các khu vực có người cư trú trên đất Việt Nam thì nơi nào cũng có mối và nhà cửa ở vùng nào cũng có thể bị mối gây hại.
Tại sao cần phải diệt mối
Mối là nhóm côn trùng chuyên dinh dưỡng trên các nguồn thức ăn có chứa cellulose. Chúng có các đặc điểm chung sau đây: Hàm của mối thợ (mối đi kiếm ăn) là hàm nhai nghiền nên chúng có thể gặm được các loại gỗ cứng, kể cả lim, chúng cũng có thể cắn phá được cả những vật liệu bằng plastic. Khi đi kiếm ăn chúng thường đắp đất tạo thành lớp bảo vệ ở nơi kiếm ăn. Một số loài có khả năng khoét đất tạo khoang rỗng trong lòng đất. Tác hại của chúng đối với các đối tượng kinh tế chủ yếu là:
– Phá huỷ các đồ vật và các cấu kiện gỗ trong công trình.
– Phá huỷ hệ thống cáp điện ngầm và các thiết bị điện tử.
– Gây sụt lún cho nền móng công trình.
– Mối gây gãy, đổ, chết cây trồng.
Thường khi phát hiện ra tổ mối thì chúng đã đục rổng các công trình và đồ vật có thể phá hoại. Vì vậy phát hiện sớm và diệt mối tận gốc để tránh những tổn thất do mối gây ra.
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và diệt mối tận gốc
Trụ sở chính: Số 620 Ngách 147/2 Phố Tân Mai, Phường Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 04.366 10812 – 04.665 22022
Hotline: 0974 58 7282
Văn phòng đại diện: Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0946 494 786
Văn phòng đại diện: Ngọc Thụy – Long Biên – Hà Nội
Điện thoại: 0946 935 399
Văn phòng đại diện: Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
Điện thoại: 0974 58 7282
Văn phòng đại diện: Giải Phóng – Hoàng Mai – Hà Nội
Điện thoại: 0966 93 8088