Mối là loại côn trùng tuy bé nhỏ nhưng có sức phá hoại không ngờ, bởi chúng thường phá hoại một cách âm thâm lặng lẽ, bí mật gây thiệt hại lớn với các công trình xây dựng như làm sụt nền móng, ẩm mục tường, làm xuống cấp các công trình và chập các mạnh điện ngầm gây tổn hại về công sức cũng như chi phí sửa chữa khắc phục. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho các công trình xây dựng ở nơi có mỗi hoạt động chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng trừ mối ngay từ đầu.
Xem thêm: Dịch vụ phòng mối cho công trình xây dựng | Hướng dẫn phòng mối
Công ty diệt mối Bình Đan trân trọng gửi đến quý độc giả các phương pháp phòng trừ và diệt mối bằng các bước sau:
Nội dung chính
Phát hiện sớm các tổ mối
Kiểm tra các dấu hiệu xuất hiện của mối trong công trình như vết đất, đường mui do mối đắp và do phân mối đùn ra từ trong gỗ, các vết gặm trên ổ, các ụ đất đắp trên nền hoặc trên khe tường
Kiểm tra các khung cửa gỗ, dùng tuốc nơ vít hoặc đục tách nẹp ra để xem nếu thấy có dấu hiệu đường đi của mối thì chứng tỏ có mối đang phá hoại hoặc nghe tiếng lách tách thì đó là tiếng mối báo động nhau.
Ngoài ra các dụng cụ bằng gỗ, hộp bìa các tông đựng giấy tờ cũng cần được kiểm tra định kì để nếu phát hiện thấy mối chạy thì chắc chắn đã bị nhiễm mối.
Làm thế nào để phòng, chống mối khi xây dựng công trình
Khi bắt đầu xây dựng công trình, chúng ta cần khảo sát kỹ các khu vực có thể xuất hiện mối như gỗ cây mục trong lòng đất, các khu vực xung quanh nếu phát hiện thấy mối phải lập hồ sơ ghi rõ tưng loại mối và mức độ hoạt động của chúng để làm cơ sở thiết kế phòng chống mối cho công trình.
Xử lý đất nền bằng cách đào hào chống mối phía ngoài (rộng 50 cm, sâu 60-80 cm) và phía trong (rộng 30cm, sâu 40cm ) xung quanh sát mặt tường móng công trình nhằm ngăn ngừa mối từ các vùng lân cận và dưới lòng đất xâm nhập. Sau đó, trộn thuốc chống với với dung dịch theo tỷ lệ 1 m3 đất/18 lít dung dịch Lenfos 50EC (1,2%) rồi lấp lại.
Mặt nền bên trong công trình phải được dọn sạch cỏ, rác, giấy, vải, tre, nứa, gỗ, lá, rễ cây…Khi san lấp nền, nếu phát hiện tổ mối thì phải đào tới tổ, sau đó tưới vào đó khoảng 20-30 lít dung dịch thuốc chống mối 10% PMs -100 hoặc loại thuốc có tác dụng tương đương rồi lấp lại.
Trước khi lát nền, cần phải tạo màng hóa chất phủ kín mặt đất rồi mới lát gạch nền để ngăn chặn mối từ đất chui lên hoặc từ trên chui xuống làm tổ. Khi thi công móng và nền phải dọn sạch các tấm ván, gỗ vụn, vỏ bao xi măng, giấy vụn…
Các đoạn đường ống cấp, thoát nước, cấp điện đi qua nền nhà tầng trệt, tầng hầm (nếu có) hoặc các khe lún làm gián đoạn hào chống mối phải được bổ sung thuốc phòng chống mối. Các chân khung cửa tầng trệt khi chôn xuống đất nền phải có lớp bê tông dày ( ≥ 50 mm) bao kín xung quanh và dưới chân khung cho tới cốt 0.00 m của mặt nền. Các khuôn cửa, chân cột bằng gỗ phải được ngâm tẩm thuốc bảo quản gỗ trước khi lắp đặt.
Ngoài ra, để ngăn chặn mối từ ngoài xâm nhập vào, cần tạo một lớp cách ly tường và nền toàn diện và liên tục bằng cách trát vữa xi măng cát vàng mác ˃80, theo tỷ lệ 1:2 (1 xi măng, 2 cát vàng), chiều dày khoảng 3-4cm.
Sử dụng phương pháp diệt mối, bảo đảm hiệu quả, an toàn cho người và tài sản
Khi phát hiện thấy có dấu hiệu của mối và côn trùng không nên tự xịt thuốc chống mối ngay vì chỉ diệt được một số mối thợ, mối lính mà không diệt được hết tổ mối. Tùy theo đặc điểm của các loại mối mà có thể diệt mối trực tiếp bằng cách đào tổ, đốt hoặc dùng thuốc diệt mối theo phương pháp hóa sinh.
Xem thêm: Hướng dẫn diệt mối theo phương pháp hóa sinh
Phòng, chống mối là một trong nội dung công việc rất quan trọng để kéo dài tuổi thọ công trình và bảo vệ tài sản. Quý khách hàng có nhu cầu phòng chống mối và diệt mối cho công trình xây dựng, vui lòng liên hệ với công ty diệt mối Bình Đan:
Quý khách có nhu cầu diệt kiến, diệt mối, diệt muỗi Zika, diệt gián Đức hay các loại côn trùng bấm nút GỌI NGAY để liên hệ với chúng tôi